#VOATIENGVIET
Tin tức: Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào để vượt tường lửa. Trong hàng trăm năm, những người phụ nữ Kayan ở Myanmar đã đeo những chiếc vòng cổ bằng đồng như một biểu tượng cho truyền thống và vẻ đẹp. Nhưng giờ đây thế hệ mới của một trong những dân tộc thiểu số đặc biệt nhất ở châu Á này không còn đeo những chiếc vòng cổ như tổ tiên nữa.
Mu Tu 48 tuổi là một phụ nữ Kayan, từ vùng Kayah của Myanmar.
Trong nhiều thế hệ, những người phụ nữ ở đây đã đeo những chiếc vòng bằng đồng quanh cổ và những bộ phận khác trên cơ thể.
Mu Tu là một trong số ít phụ nữ biết làm ra những đồ trang sức nặng nề này và biết cách đeo chúng. Bà nói:
“Các bộ ngắn thì dễ làm hơn. Mọi người đều có sở thích riêng của họ. Vì vậy, nếu ai đó không thích thì phải tháo ra làm lại. ”
Maria Khaing, 83 tuổi, đã đeo những chiếc vòng này trên cổ, cổ tay và đầu gối từ khi còn nhỏ. Bà cho biết:
“Tôi bắt đầu đeo vòng khi tôi lên 8. Bố tôi nói với tôi rằng tôi trông giống như một cậu bé. Ông ấy nói,”vì vậy bố sẽ mua cho con một khẩu súng để đi săn như một người đàn ông. Nhưng tôi nói, ‘mọi cô gái đều đeo vòng, vì vậy con cũng muốn đeo vòng.”
Maria chưa bao giờ tháo vòng, kể cả khi nấu ăn … khi ăn … hoặc làm việc.
Bà Maria Khaing chia sẻ: “Rất thoải mái. Lúc đầu thì khó nhưng bây giờ thì ổn. Thức ăn vẫn đi xuống được dạ dày.”
Dù tục đeo vòng cổ là thói quen của tất cả phụ nữ Kayan, nhưng ngày càng nhiều người bắt đầu né tránh chuyện này.
Trong đó có cháu gái của Maria, Za Za Oo, 20 tuổi, cho biết:
“Chúng nặng và không thoải mái. Ngoài ra cháu không hiểu về chúng, nên cháu không đeo.”
Người ta nói những chiếc vòng này ngoài việc làm cho cổ dài ra, chúng còn đè bẹp xương đòn – và gây khó chịu khi nuốt thức ăn.
Ngay cả Mu Tu thừa nhận rằng vấn đề an toàn là một mối quan tâm: “Nếu bạn không làm vòng đúng cách, ai đó có thể bị nghẹt thở.”
Cho dù là vì vấn đề an toàn hay xu hướng thay đổi thời trag, nhiều phụ nữ Kayan đang quay lưng lại với truyền thống, dù truyền thống này thu hút du khách và những người hiếu kỳ.
Anh Maung Ko Kaw, hướng dẫn viên du lịch, nói:
“Khi tôi cùng du khách đến đây, tôi muốn cho họ biết về câu chuyện có thật của những người ở đây. Những người này là đồng bào của tôi, sao lại gọi họ là” sở thú nhân loại hay phụ nữ hươu cao cổ? ” Tên nguyên gốc của chúng tôi là Kayan. ”
Các nhà phân tích văn hóa ước tính hiện nay chỉ còn chưa tới hơn một trăm phụ nữ cổ dài ở Myanmar, giảm từ con số khoảng 300 đến 400 trong vài thập kỷ trước. Một số người liệu khách du lịch có còn đến đây để mua hàng hóa nữa không khi những người phụ nữ cổ dài đã biến mất.
Nguồn: https://thetanglebay.org
Xem thêm bài viết khác: https://thetanglebay.org/du-lich/
Tục lệ này lên bỏ
Nên bỏ tập tục nầy đi nhìn có đẹp gì đâu
Giống ma quá
Lũ điên
Neu bị ngứa thi đổ nuoc xôi vao
Người cao cổ
Toàn hưu cao cổ😂😂
Ai kêu mang đồ ngu
Mún bỏ ra sao đc mở ra là bị gãy cổ ngay đó
Tự làm khổ bản Thân mình thì tự chịu
cj đó giốg rose ha
Rởm..tu do đâu rồi..
Bỏ tập tục này sẽ tốt cho họ hơn
Tôi cũng nghĩ nên bỏ tập tục đi.
Nen bo tap tuc vi no mat ve sinh